Cảm nhận ý nghĩa về huyền thoại nhạc vàng bất hủ "Năm Cụm Núi Quê Hương" (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh) _ Lối Cũ

Năm Cụm Núi Quê Hương” là một bài hát rất đặc biệt của nhạc sĩ Minh Kỳ. Đề tài mà nhạc sĩ viết là về một người lính đã rời chiến trận, nhưng nói chính xác hơn thì là một người thương binh. Đây có lẽ là một đề tài vô cùng hiếm thấy.

Trên tờ nhạc phát hành nhạc sĩ Minh Kỳ có viết lại một khổ thơ của thi sĩ Tường Linh, cùng với lời đề tựa “VIẾT THEO Ý THƠ 5 CỤM NÚI QUÊ HƯƠNG CỦA TƯỜNG LINH” - vậy là hoàn cảnh sáng tác của bài hát đã rõ ràng, nhạc sĩ Minh Kỳ đã bắt gặp bài thơ Năm Cụm Núi Quê Hương của thi sĩ Tường Linh, cảm xúc dâng trào và ông đã viết nên một ca khúc cùng tên dựa trên những vần thơ ấy.

Nhạc sĩ Minh Kỳ thì có lẽ mọi khán giả yêu nhạc vàng là không ai không biết, nhưng Tường Linh là ai thì có nhiều người sẽ thắc mắc. Thi sĩ tên thật là Nguyễn Linh, sinh năm 1931 tại một vùng quê nghèo Quảng Nam và là một nhà thơ khá nổi tiếng của Việt Nam, có gia tài thơ ca khá lớn được in ấn từ những năm của thập niên 1950. Một số bài thơ nổi tiếng của ông là "Chị Điện Hòa" (1950) và "Năm cụm núi quê hương" (1954)... (khi viết tiểu phẩm ông còn dùng bút danh là Út Cầu Sơn).

Bộ ba Lê Minh Bằng_ Anh Bằng - Minh Kỳ - Lê Dinh

Đặc biệt, ông được rất nhiều những nhạc sĩ cùng thời mến mộ và phổ nhạc rất nhiều ca khúc. Một trong số đó chính là bài thơ mà tôi đã nhắc đến ở trên Năm Cụm Núi Quê Hương, bài thơ nguyên văn rất dài, nhưng xin phép tôi chỉ trích 4 câu thơ đã được nhạc sĩ Minh Kỳ chép lại trên bản nhạc như sau:

Anh thương binh trở về nguyên quán

Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường

Anh trở lại với bàn tay còn lại

Vẫn vẫy chào Non Nước quê hương

… … …

Và với những ý thơ đó, bài hát cùng tên đã được nhạc sĩ viết thành một bản nhạc như sau:

Chiều nay có người thương binh

Đi về thăm quê quán với một bàn tay còn lại

Quê hương anh mấy ải đèo xa chiều xưa êm ả câu hò

Ngũ Hành năm cụm núi xa mờ.

Dường như, ngay từ khi mở đầu bài hát tôi đã cảm nhận được một màu buồn vương vấn. Chàng trai ấy, khi ánh chiều dần buông đã trở về “thăm quê quán”. Người ta không biết tên anh và gọi anh là “người thương binh”, vì anh trở về nơi đây chỉ “với một bàn tay còn lại”. Nhưng điều đó dường như chẳng là vấn đề gì lớn đối với anh, bằng ánh mắt yêu thương, anh nhìn ngắm quê hương của mình, phải rồi, đây chính là quê hương dấu yêu của anh, là nơi “mấy ải đèo xa chiều xưa êm ả câu hò”, là nơi có “Ngũ Hành năm cụm núi xa mờ”.

Mời quý vị nghe lại ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Phi Nhung

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Phi Nhung

Ngồi bên anh, “Mẹ thương buồn kể anh nghe” câu chuyện tình yêu của mẹ và cha, rằng “Ngày xưa Mẹ cùng Cha trai lành gái đảm thương nhau/ Vì nghèo duyên đôi lứa, ngoại già cho lấy nhau”. Cha và mẹ nên duyên bởi một đám cưới nghèo, chỉ có vỏn vẹn “vài buồng cau liếp trầu”. Và anh cũng được ra đời như thế, trong tình yêu thương của những người thân yêu.

Dần lớn lên, anh cũng ra đi theo tiếng gọi của trái tim mình mình. Đi mãi, đi mãi cho đến tận ngày hôm nay.

Mẹ thương buồn kể anh nghe

Ngày xưa Mẹ cùng Cha trai lành gái đảm thương nhau

Vì nghèo duyên đôi lứa, ngoại già cho lấy nhau

Đám cưới vài buồng cau liếp trầu.

 

Rồi mai anh trở về Cha anh không còn nữa

Mẹ anh bây giờ đã già

Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh

Xa rồi một trái Nam trân

Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân.

Anh đã trở về, thật sự trở về, nhưng thời gian cũng đã trôi qua quá dài, mọi điều đã không còn được vẹn nguyên như lúc mà anh bước chân ra đi được nữa. Cha anh đã “không còn nữa”, mẹ anh cũng đã già rồi, chỉ còn có “Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh”, chỉ còn đó “mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân”. 

Nhưng đã “xa rồi một trái Nam trân”(nam trân là tên gọi của trái bòn bon), xa rồi một thời tuổi thơ yên bình nơi làng quê nhỏ ấy. Tất cả đã đổi thay, kể cả bản thân anh cũng không còn như trước nữa.

Mời quý vị nghe lại ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Yến Khoa

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Yến Khoa

Anh, giờ đây đã là một “người thương binh”, chiều nay trở lại quê hương với “bàn tay năm ngón, như đi về với cuộc chiến chinh”. Nhưng có xá gì vì anh vẫn còn có “quê hương yên lành” - mất đi bàn tay nhưng anh cũng cảm thấy xứng đáng, vì cuối cùng thì quê hương anh cũng đã thực sự có được hòa bình và yên vui. “Một ngón tay dâng một cụm ngũ hành” - xứng đáng chứ, vô cùng, vô cùng xứng đáng. Vì một khi ra đi là anh đã nguyện dùng cả cuộc đời, cả tính mạng mình để dâng hiến cho tổ quốc, một bàn tay thì đối với anh sẽ chẳng là bao nhiêu.

Chiều nay có người thương binh

Đi về với bàn tay năm ngón như đi về với cuộc chiến chinh

Anh mất đi bàn tay nhưng còn quê hương yên lành

Một ngón tay dâng một cụm ngũ hành.

 

Niềm vui chờ đón tương lai

Thư gửi cho người yêu viết bằng tay trái không ngay

Tình mình mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương

Ôi năm cụm núi quê hương…!!!!

Anh vui lắm, vui vì quê hương đã có hòa bình, vui vì đã được trở lại, đã được sum vầy cùng với những người thân yêu. Và với niềm hân hoan, niềm hạnh phúc trong sự bình yên này, anh “chờ đón tương lai” tốt đẹp sẽ đến với bản thân. 

Anh viết cho người anh yêu một bức thư “viết bằng tay trái không ngay”. Viết rằng “tình mình mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương” - đẹp mãi như tình yêu thắm thiết muôn đời dành cho quê hương, “Ôi năm cụm núi quê hương…!!!!

Có một chút xót xa, một chút buồn nhưng tôi lại cảm nhận được nhiều hơn một chút ấy chính là niềm vui, niềm hạnh phúc trào dâng. Tình yêu quê hương trong Năm Cụm Núi Quê Hương của chàng trai ấy thật là mãnh liệt. Anh đã ra đi, đã chiến đấu để gìn giữ quê hương, để mang lại yên bình cho đất mẹ, và anh đã làm được, và cũng đã trở về với niềm hân hoan và tự hào vô bờ bến. Tương lai tươi đẹp phía trước sẽ chờ đón anh, anh tin là như vậy, và tôi cũng tin là như vậy…

Mời quý vị nghe lại ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Trường Vũ

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Năm Cụm Núi Quê Hương” Trình bày: Trường Vũ

Con người có niềm tin, có hy vọng và có tình yêu thì cuộc sống của họ sẽ chẳng bao giờ thiếu đi niềm vui và hạnh phúc, dù cho có mất mát đi một chút thì cũng có là gì đâu, vì với họ, đó là điều xứng đáng nhất. Nhạc sĩ Minh Kỳ đã cho tôi cảm nhận rất sâu sắc được điều đó, trong bản nhạc rất đặc biệt này.

Các bạn hãy cùng đọc qua bài thơ đầy đủ dưới đây của thi sĩ Tường Linh sau khi đã nghe xong ca khúc nhé:

Anh lớn lên giữa bài ca châu thổ

Những mùa thu ngọt trái nam trân

Biển xa lộng gió

Thuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần.

 

Mẹ thường kể anh nghe

Chuyện mẹ cùng cha

Ngày xưa đôi lứa

Trai lành, gái đảm thương nhau

Bến nước sông sâu

Nhịp cầu, giếng xóm...

Cô gái mười lăm hái hoa, bắt bướm

Nắng sớm thêm vàng màu áo lụa Duy Xuyên

Cậu trai xóm duối ngoan hiền

Đêm khuya khoắt học bài bên bếp lửa.

 

Ngoại già thương “hai đứa”

Ngoại già cho lấy nhau

Vài buồng cau, mấy liễn trầu

Đám cưới đi ngang bờ sông hoa gạo đỏ

Biển lộng, buồm khơi ăm ắp gió

Ngũ Hành năm cụm xanh xanh

 

Cha mẹ chỉ tay thề với núi:

Mỗi ngón tay ngang một cụm Ngũ Hành

Năm cụm núi không thể nào thiếu một

Năm ngón tay không thể chia lìa

Lời mẹ đều đều

Sương rụng vườn khuya.

 

Anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa

Rừng xa, xa rồi những lứa nam trân

Mẹ đã già và cha không còn nữa

Mây giăng mờ trên đỉnh Hải Vân

 

Chiều hôm nay anh trở về nguyên quán

Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường

Mẹ già đón anh mừng vui, bỡ ngỡ

Mẹ khóc, mẹ cười... mái tóc rung hoa sương.

 

Không theo anh về bàn tay năm ngón

Nhưng về theo anh nghìn chiến công

Về theo anh : sông vẫn đầy mấy ngọn

Mùa vui chim ca, cá Anh thương binh trở về nguyên quán

Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường

Anh trở lại với bàn tay còn lại

Vẫn vẫy chào Non Nước quê hương

 

Quê hương anh mây giăng đèo Hải

Chiều ấu thơ êm ả câu hò

Nước mấy nguồn sông hẹn về cửa Đại

Ngũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ

 

trắng, cam hồng...

 

Anh nhìn núi Ngũ Hành năm cụm:

Màu núi thêm xanh

Mất bàn tay, còn quê hương thắm thiết

Mỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành.

 

Niềm vui hiện tại

Bếp ấm ân tình

Anh chép sử thi, viết thư cho người yêu...

bằng tay trái

Đời vẫn xanh và núi vẫn xanh.

 

Lối Cũ biên soạn