“Sách này còn dùng cho các niên-học sau, cho các em đến sau mượn, vậy các em đừng để ai vẽ gạch bậy-bạ. Các em đừng ghi-chú gì vào sách. Nếu cần lắm thì chỉ ghi rất nhẹ tay bằng bút chì để sau tẩu đi (ví-dụ như trong sách Toán)”
Lời nhắn nhủ ấy chắc hẳn in đậm trong trí nhớ người dân miền Nam thập niên 60-70. Đó là lời gửi gắm yêu thương và kì vọng vào thế hệ học trò tương lai. Xin hãy gìn giữ sách vở thật cẩn thận, vì chúng sẽ được trao cho các em sau.
Thời ấy, sách cũ là tài sản quý giá được cho đi và nhận lại. Khác với bây giờ, mỗi đứa trẻ chỉ có riêng mình những cuốn sách mới tinh. Dòng chữ khi ấy thể hiện sâu sắc tình yêu thương và trách nhiệm của người Miền Nam.
Ở trang đầu mỗi cuốn sách giáo khoa luôn có những lời ngỏ chân tình và đầy mến thương của Giám đốc nha gửi đến các em học sinh như một lời khuyên nhẹ nhàng và đầy lòng chân thành giúp các em ý thức được việc giữ gìn sách giáo khoa hơn để cho đàn em sau có thể mượn mà sử dụng. Câu cuối của đoạn ngỏ trên sao mà chân tình đến thế: “Nếu cần lắm thì chỉ ghi rất nhẹ tay bằng bút chì để sau tẩu đi (ví-dụ như trong sách Toán)”.
Bằng sự chân thành của mình, nền giáo dục đã truyền tải được cho các em học sinh ngày đó luôn có được ý thức được việc giữ gìn sách vở luôn luôn sạch đẹp để tỏ lòng biết ơn thầy cô.
Ngày đó tôi nhớ như in những lần chuẩn bị đi học là lại được một tập sách cũ từ những anh chị đi trước vì sách học đều được “tái sử dụng” đến đời thứ 3, sau anh (7 năm trước đó) và chị (3 năm trước đó). Thay vì bây giờ sách được liên tục cải cách, cải tiến, cải lùi chứa đầy hạt sạn gây lãng phí. Tuy không được ngửi mùi trang giấy mới nhưng tôi rất vui khi xin được những cuốn sách từ anh chị lớp trước cũng như thấy ba mẹ không phải tốn quá nhiều tiền để mua sách cho tôi. Chỉ cần mua bổ sung những cuốn sách đã quá cũ không còn có thể tái sử dụng được nữa.
Dưới đây tôi xin được đính kèm những hình ảnh SGK MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1950 – 1975