Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa ca khúc "Khi Xa Sài Gòn" (Kim Tuấn, Lê Uyên Phương) - Nỗi nhớ Sài Gòn của những kẻ viễn xứ _ Lối Cũ

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ

Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai

Đây là đoạn mở đầu của ca khúc “Khi Xa Sài Gòn” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Từng câu ca là sự khắc khoải, nhớ mong đến quặn lòng của một người con Sài Gòn từ một phương trời xa.

Bài hát là một trong những ca khúc hiếm hoi, được nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ nhạc từ một bài thơ cùng tên của nhà thơ Kim Tuấn. Theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên (Vợ nhạc sĩ Lê Uyên Phương), hai người tình cờ gặp thi sĩ Kim Tuấn trong một chuyến lưu diễn ở Pleiku (quê hương thi sĩ Kim Tuấn). Và được ông cho xem những bài thơ của mình, trong đó thì chồng bà lưu luyến nhất chính là bài “Khi Xa Sài Gòn”. Ý nghĩa của nó là một bài thơ tình của một người Pleiku khi nhớ về người yêu của mình ở Sài Gòn. Đây là điều đặc biệt đầu tiên của bài hát.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và Vợ (ca sĩ Lê Uyên)

Và điều đặc biệt nữa phải kể đến là: Bài thơ được Kim Tuấn sáng tác vào năm 1970, lúc đó Sài Gòn cũng đã rất căng thẳng, và có những lệnh giới về đêm. Và sau đó vào 1972 (cũng là lúc Sài Gòn được cho là căng thẳng nhất) được Lê Uyên Phương phổ nhạc khi ông ở thành phố Đà Lạt. Và hầu như những lời thơ đều được giữ nguyên như bản gốc. Vì lẽ đó bài hát cũng bị gác lại ngay sau đó, và chỉ được hát khi vợ chồng ông đến hải ngoại.

Nhà thơ Kim Tuấn

Hình ảnh thành phố hoa lệ đã nhường chỗ cho sự hiu quạnh, cô đơn và đau thương chìm ngập trong lòng người với “giới nghiêm che kín đêm dài”, với “khói bay” “nắng đổ”, và chỉ “còn bước chiều bơ vơ”. Vì thế nên thành phố cũng buồn bã “xe chiều rạc rời vó ngựa” chỉ “ âm thầm, đèn đỏ đèn xanh” và “Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành”. Vì thế nên những người con của Sài Gòn đành rời xa nơi đây, đi tìm cho thành phố một lối thoát cùng với nỗi “nhớ nắng Trung Nguyên”. Và không biết rằng liệu người ở lại có “còn ai khóc kẻ lên đường”.

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ

Sài Gòn có còn bước chiều bơ vơ


Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường

Sài Gòn xe chiều rạc rời vó ngựa

Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh

Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành

Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng

Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên


Mời quý vị nghe lại ca khúc "Khi Xa Sài Gòn" Trình bày: Lê Uyên

Bấm vào để nghe "Khi Xa Sài Gòn" Trình bày: Lê Uyên


Mời quý vị nghe lại ca khúc "Khi Xa Sài Gòn" Trình bày: Khánh Ly

Bấm vào để nghe "Khi Xa Sài Gòn" Trình bày: Khánh Ly


Đêm ngày ra đi, đêm ngày nhớ, tâm hồn luôn hướng về một phương: hướng về Sài Gòn, cũng hướng về người thương. Nhớ Sài Gòn là nỗi nhớ người thương, qua từng đêm, qua từng ngày, qua từng ngóc ngách của từng góc phố. Nhưng bây giờ thôi cũng đành “cúi mặt xa nhau”. Chỉ có một mong cầu rằng “Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi” một ngày sớm thôi ta sẽ trở lại nơi đây.

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Sài Gòn bước ai gõ xuống đêm sầu

Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi

Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Cái ý nghĩa mà bài hát mang lại khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng nó được sáng tác sau năm 1975, vì đa phần người nghe đều tưởng rằng ý nghĩa chính của bài là dành tặng cho tâm hồn những người buộc phải xa xứ, di cư đi tìm tự do. Đây cũng là một điểm đặc biệt nữa của ca khúc.

Hầu như toàn bộ bài hát hai từ Sài Gòn đều được nhắc đi nhắc lại. Nó như là một điểm nhấn cho sự khác lạ của tác phẩm này. Đây không phải là một bài hát quá nổi tiếng được phổ từ thơ của Kim Tuấn, nhưng nó là một bài hát đặc biệt đối với mỗi người con của Sài Gòn. Đó là nỗi lòng, là biểu tượng trong tâm hồn họ. Và cũng là câu chuyện mà họ muốn kể cho chúng ta nghe mỗi khi bồi hồi nhớ lại.


Lời bài hát "Khi Xa Sài Gòn"

(Kim Tuấn - sáng tác thơ ở Pleiku)

(Lê Uyên Phương - viết thành nhạc ở Đà Lạt)


Sài-gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài-gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài-gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài-gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ

Sài-gòn đã buồn như trời sớm mai


Sài-gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài-gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài-gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài-gòn khói bay, Sài-gòn nắng đổ

Sài-gòn có còn bước chiều bơ vơ


Sài-gòn còn ai khóc kẻ lên đường

Sài-gòn xe chiều rạt rời vó ngựa

Sài-gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh

Sài-gòn mưa bay, thôi thế cũng đành

Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng

Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên


Sài-gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài-gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Sài-gòn bước ai gõ xuống đêm sầu

Sài-gòn bóng nghiêng, Sài-gòn đứng đợi

Sài-gòn bây giờ cúi mặt xa nhau


Lối Cũ biên soạn