Một thời thanh nhã và lịch thiệp qua bộ ảnh hiếm về Hà Nội năm 1950 _ Lối Cũ

Những năm 1950 đánh dấu giai đoạn cuối cùng của sự thống trị thuộc địa của Pháp tại Đông Dương, đồng thời cũng mở ra khúc ngoặt lịch sử mới cho Việt Nam. Giữa bối cảnh chính trị ngày một căng thẳng, phó nhiếp gia người Pháp Forman đã ghi lại những hình ảnh đời thường đầy mê hoặc tại Hà Nội - thủ đô xưa và nay của đất nước hình chữ S.

Những bức ảnh cổ điển đen trắng cho thấy một Hà Nội vừa cổ kính vừa đương đại. Cảnh phố phường nhộn nhịp với những cư dân đi xe đạp, ngồi hàng quán...Bên cạnh đó là hình ảnh các cô gái mặc áo dài truyền thống, duyên dáng và thanh lịch, như một biểu tượng của vẻ đẹp Việt. Đây như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng, cho dù thời cuộc có biến động thế nào, thì chất Việt vẫn sẽ mãi ngời sáng.

Hình ảnh góc ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền, với Eden Cinema (trước 1940 là Cinema Palace), hiện nay là rạp Công Nhân.

Lấp ló sau tán cây xanh mướt là quán bia Hommel quen thuộc - điểm hẹn lí tưởng của người Hà Nội những năm 1950. Biển hiệu màu vàng cổ điển với dòng chữ "Biere Hommel" trắng nổi bật, khơi gợi ký ức tuổi thơ của biết bao người.

Đây chính là đứa con tinh thần của nhà sáng lập Alfred Hommel, ra đời từ những năm 1890. Khi tinh thần thực dân phai nhạt, Hommel kết hợp cùng nhà máy bia Larue thành lập nên hãng BGI vào năm 1935 - một thương hiệu lớn làm rạng danh ngành bia Việt suốt 4 thập kỷ.

Giờ đây, quán bia Hommel vẫn đứng sừng sững giữa lòng Hà Nội phố, như một câu chuyện huyền thoại về một thương hiệu bia đã đi vào lòng người.

Góc ảnh khác của Eden Cinema trên phố Tràng Tiền. Trong hình này, sát bên Eden cinema là MAGASIN PACIFIC (góc đường Tràng Tiền – Nguyễn Xí), là một cửa hàng bách hóa, trong đó có hiệu vải, tiệm may và tiệm chụp hình. Tiền thân của tòa nhà MAGAZIN PACIFIC này vốn là cơ sở của Nhà xuất bản G. Taupin et Cie thời đầu thế kỷ 20.

Phố Tràng Tiền. Trước năm 1945, phố này tên là Paul Bert, tên của thống sứ Bắc kỳ năm 1886. Tháng 7 năm 1945, thị trưởng Hà Nội là Trần Văn Lai của chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên nhiều đường phố Hà Nội, bỏ tên Pháp lấy tên Việt, trong đó Paul Bert đổi thành Tràng Tiền. Vài tháng sau đó, thời chính phủ VNDCCH thì bác sĩ Trần Duy Hưng làm thị trưởng Hà Nội và tên đường cơ bản giữ nguyên giống như tên đường do Trần Văn Lai đặt (chỉ sửa 1 số tên đường).

Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương cuối năm 1946, họ lại lấy lại tên cũ (tên người Pháp). Trong bài viết này, các tên đường sẽ được ghi bằng tên Việt của đường phố.

 

Vỉa hè của tòa nhà Godard (ngày nay là Tràng Tiền Plaza) ở đầu phố Tràng Tiền, là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc trong hàng thế kỷ.

Hai thiếu nữ Hà Nọi đi dưới hàng hiên của Tòa nhà Godard.

 

Hình ảnh tòa nhà Taverne Royale (Tửu Quán Hoàng Gia) nằm ở đầu phố Tràng Tiền, ngay hồ Hoàn Kiếm. Người chụp hình đang đứng ở phía bên tòa nhà Gobard (nay là Tràng Tiền Plaza) chụp qua bên kia đường.

Người chụp hình đang đứng phía bờ hồ để chụp qua Taverne Royale

Trước khi mang tên Taverne Royale, tòa nhà này tên là Lacaze, trải qua nhiều lần xây sửa và thay đổi chức năng khác nhau. Ban đầu tòa nhà có kiến trúc tân cổ điển, nhưng tới cuối thập niên 1930 được sửa lại theo phong cách Art deco thịnh hành thời đó.

Bên phải là Taverne Royale, đoạn đầu phố Tràng Tiền nhìn ra hồ Hoàn Kiếm.

Khách ngồi quán cà phê Taverne Royale.

Góc phố Hàng Bài – Hàng Khay. người chụp hình đang đứng ở phía Taverne Royale (Tửu Quán Hoàng Gia)

Phố Hàng Khay, bên phải là phía hồ Hoàn Kiếm.

Những phụ nữ Pháp đang đi xe đạp từ phố Hàng Khay qua phía phố Tràng Tiền.

Một số hình ảnh khác ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm:

Lính lê dương Pháp ở Hà Nội. Thời điểm này trận chiến của quân đội Pháp với Việt Minh đang rất dữ dội đặc biệt là chiến dịch biên giới năm 1950, quân Pháp chỉ co cụm ở các đô thị chứ không còn kiểm soát được hết các vùng.

Cảnh sát điều khiển giao thông ở giao lộ TRàn Tiền – Hàng Khay – Hàng Bài


Trụ sở đồn cảnh sát (Bót Hàng Trống), lúc này gọi là Ty Cảnh Binh, là tòa nhà đã có hơn 100 năm trước. Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, là trụ sở công an quận Hoàn Kiếm, nằm ở góc phố tương ứng là Tràng Thi, Lý Thái Tổ, Bà Triệu và Hàng Khay, ngay bên cạnh hồ Hoàn Kiếm.

 

Trong hình này có tấm bảng ghi khu Viện Trợ Mỹ, với là cờ Hoa Kỳ và cờ vàng của Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại). Lá cờ này hiện diện trên khắp Việt Nam trước năm 1954, bởi vì trên danh nghĩa, chính thể này tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Thời điểm này, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương, ủng hộ chính phủ thân Pháp ở Việt Nam (chính quyền Quốc Gia Việt Nam) để chống lại chính quyền VNDCCH có cùng ý thức hệ với Liên Xô – đối thủ chính của Mỹ lúc đó.

Hình ảnh góc phố Tràng Thi – Quang Trung. Trong hình là dãy phố thương mại trên phố Tràng Thi.

Đại lộ Gia Long, nay là phố Bà Triệu, đoạn gần hồ Hoàn Kiếm.

 

Grand Métropole Hotel là khách sạn 5 sao đầu tiên của Hà Nội. Ngày nay đây là một trong không nhiều công trình kiến trúc quý hiếm thời Pháp thuộc còn sót lại. Khách sạn có một bề dày lịch sử và một truyền thống lâu đời tiếp đón các vị khách quan trọng, các đại sứ, nguyên thủ quốc gia và những nhân vật nổi tiếng của giới giải trí.

Phụ nữ bán bánh mì ở Hà Nội