Ngắm nhìn lại một Miền Nam hoàn toàn khác vào năm 1969 qua ống kính của George Lane _ Lối Cũ

Cách biệt hơn 50 năm, trở về lại một Sài Gòn xưa của năm 1969, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh về một Sài Gòn hoàn toàn khác so với hiện thực phồn hoa đô hội, được công nghiệp hóa hiện đại hóa như bây giờ. Mà chính là một Sài Gòn vẫn đơn sơ và mộc mạc qua ống kính của một cựu nhân viên quân sự người Mỹ ở miền Nam Việt Nam – George Lane:

Hình ảnh được chụp từ quầy bar của một nhà hàng trên tầng thượng của khách sạn Brink BOQ trên đường Tự Do (ở thời Đông Dương thuộc Pháp thì gọi là đường Rue Catinat, sang đến thời Việt Nam Cộng hòa thì đổi thành đường Tự Do, sau năm 1975 chính quyền Việt Nam đổi thành đường Đồng Khởi, thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay) nhìn xuống, đây là nơi cư trú của nhiều nhân viên quân sự Mỹ. Ở phía ngoài cùng bên phải của bức ảnh chính là khách sạn Ambassador và bãi đậu xe phía sau tòa Quốc hội. Phía ngoài cùng bên trái là Công ty Điện lực SAIGON, kế đó Nhà hàng Cheong – Nam ngay góc đường Nguyễn Siêu và Hai Bà Trưng.

 

Hình ảnh của Khách sạn Ambassador – Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, hay còn được gọi là Khu sĩ quan Cử nhân Brink (BOQ) được chụp lại vào năm 1969. Bên kia đường có một khách sạn mang REX có nhà hàng và quầy bar trên sân thượng rất tuyệt vời, được khá nhiều người yêu thích. Ở ngay khúc quanh chính là đường Tự Do (Đồng Khởi sau này).

Đây là đường Bà Hom ở khúc Phú Lâm vào năm 1969, vẫn là một con đường đồng chưa được lên nhựa, nên hai bên đường còn khá nhiều cây cối và đất trống bỏ hoang, con đường này dẫn đường đến với khu căn cứ Phú Lâm. Ngó xéo theo hướng của xe chở rơm chính là cổng chùa Long Nguyên.

Ảnh chụp ở khu dân cư Phú Lâm vào tháng 12 năm 1969, nhưng nếu nói đúng hơn thì nó như một vùng quê nhỏ ở vùng ngoại ô thành phố, bởi những gian nhà lá được xây dựng san sát nhau.

 

Không ảnh về trại lính Việt Nam Cộng Hòa. Cây cột cao cao đó chính là ăng – ten RLP và gần đó là khu hợp chất RVN.

Đây là một đoạn đường khác trên đường Bà Hom, Phú Lâm. Trên con đường này,m người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nhang và có các phân xưởng chuyên sản xuất nhang gần khu vực Phú Lâm. Những giàn phơi màu vàng chính là đang phơi nhang dưới nắng tự nhiên để đạt được chất lượng nhang tốt nhất.

Có một câu chuyện khá vui sau bức ảnh này được kể lại: “Sau khi nhìn thấy xưởng sản xuất hương (nhang) này trên chuyến bay của chúng tôi từ Trụ sở MACV đến Phú Lâm, tôi yêu cầu tài xế dừng lại ở đó và tham quan nhà máy, sau cùng còn mua một bó hương của họ. Trong chuyến tham quan của mình, tôi đã nhúng ngón tay của mình vào một cái nồi lớn đang ủ trong nhà máy. Khi ngửi ngón tay, tôi mới biết hương được làm từ phân trâu. Nó đã gây ra rất nhiều sự thích thú cho các công nhân nhà máy ở đây và chúng tôi đều có một tràng cười rất sảng khoái về chuyện người Mỹ và cái chọc tay của anh ta.”.

 

Ảnh chụp của một khu vực ở Phú Lâm, phường 13, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1969.

— Tòa tháp cao cao chính là tháp chùa Hòa đồng Tôn giáo, đây là một di tích lịch sử của thành phố.

— Phía xa xa nơi chân trời gần những cụm cây xanh, có một ngôi nhà nhỏ cao vượt trội, đó chính là ngôi nhà trên đường Phạm Văn Chí thuộc Nhà máy Rượu Bình Tây.

Hình ảnh người người tụ tập ở trung tâm Sài Gòn vào ban đêm ở bồn phun nhạc nước khu Công trường Lam Sơn. Cuộc sống về đêm của những người Sài Gòn năm 1969 cũng không khác hiện tại là bao, họ cũng có những chuyến đi dạo, nói chuyện, rủ nhau đi ăn uống tại các tiệm quán sau một ngày làm việc mệt nhọc.

 

Một bức không ảnh được chụp từ khu vực ngoại ô Sài Gòn với những mái nhà san sát nhau. Dù là ngoại ô của thành phố, nhưng nhà cửa lại rất nhiều và dân cư tập trung ở đây cũng rất đông.

Đây là một tháp điều áp nước được xây dựng trên đường Quốc lộ 1, khúc này hướng đi gần với thị xã Thủ Đức. Dễ dàng nhận ra, dọc hai bên đường vẫn là những bãi đất trống, chứ chưa được xây dựng nhà cửa khang trang như bây giờ.

Một khu nghĩa trang cũ ở Sài Gòn

Không ảnh về một trang trại gần với Phú Lâm, người ta trồng những luống rau với nhiều loại, đến mùa thu hoạch, sẽ mang lên thị thành bán hoặc bán cho những người dân gần đó.

 

Khu công nghiệp ở Phú Lâm năm 1969

Không ảnh chụp từ Trụ sở của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (gọi tắt là MACV), đây là một cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất đối với các đơn vị quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong thời Chiến tranh.

Không ảnh trên trục đường từ sân bay Tân Sơn Nhất đi vào phía trung tâm Thành phố Sài Gòn.

Người bán lòng đèn để chuản bị cho lễ Giáng sinh trên đường công trường Hòa Bình. Đến năm 1964, vì tưởng nhớ một vị Tổng thống tên là John F. Kennedy mà tướng Nguyễn Khánh đã chính thức chủ trì cho một buổi lễ đổi tên thành công trường John F. Kennedy. Sau năm 1975, công trường này lại được đổi tên thành công trường Paris của ngày nay.

 

Ăng ten Troposcatter trong khu căn cứ Phú Lâm được chụp từ trên không, phía sau chính là mũi tàu cuối đường Hậu Giang.

hình ảnh nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – Tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, thường gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổn bổn phận Thành phố Sài Gòn.

Tượng đài mang tên “Thương tiếc” là một tượng đài được xây dựng ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, tưởng niệm cho các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống. Đằng sau tượng đài này ẩn chứa khá nhiều câu chuyện tâm linh “kỳ bí”, đến tháng 4 năm 1975, nó đã bị phá hủy.

Nghĩa trang Bắc Việt Bộ nằm phía sau Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam, đối diện qua cột cờ là Trung tâm Hành Quân. Khúc nghĩa trang này nằm gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Ảnh chụp từ một chiếc xe hơi đang chạy trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, khúc cầu Sài Gòn vào một buổi chiều hoàng hôn cực đẹp.

Khúc ngã tư Bảy Hiền được chụp từ trên không, phía xa chính là Nghĩa trang của Pháp quốc. Khu nghĩa trang này có quy mô khá lớn với hàng nghìn nấm mộ được chia thành các ô dành riêng cho người theo đạo Công giáo và Hồi giáo.

Quang cảnh được chụp từ trực thăng hình ảnh Nghĩa trang Pháp quốc, sau năm 1975, nghĩa trang Pháp vẫn còn tồn tại thêm một khoảng thời gian nữa thì hài cốt lính Pháp được mang hồi hương. Sau này, khu vực nghĩa trang này được cải tạo lại và trở thành trung tâm triển lãm và Nhà văn hóa quận Tân Bình như ngày nay nằm trên đường Hoàng Văn Thụ.

Đây là khúc bùng binh Cây Gõ, giữa vòng quay chính là tượng đài Lê Lợi, hướng mà các xe đang di chuyển chính là hướng đi ra khỏi Sài Gòn.

Hình ảnh được chụp trên đường Hai Bà Trưng, bên trái bức ảnh chính là Khách sạn Brink BOQ, bên phải hình có ngôi nhà màu vàng là xưởng thuốc phiện Pháp (trong ảnh lúc này vẫn còn là Phòng thí nghiệm của Tổng nhà Quán thuế), thời điểm đó, đây là một ngành kinh doanh được cấp giấy phép hoạt động.

Núi Châu Thới với độ cao khoảng 82, nằm trên Xa Lộ Biên Hòa được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961. Trước năm 1984, thì vẫn được gọi là Xa Lộ Biên Hòa, sau này thì đổi thành Xa Lộ Hà Nội để kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Núi Châu Thới cách nghĩa trang Quân Đội khoảng 3km về hướng Bắc.

Ngã tư Hàng Xanh ngày trước vẫn chưa được xây dựng khang trang hay đường cao tốc như bây giờ. 

Hình ảnh được chụp trên Xa lộ Biên Hòa – ngày nay chính là Xa lộ Hà Nội.

Hình ảnh Xa lộ Biên Hòa và Cầu Sài Gòn được chụp từ chợ Văn Thánh của bây giờ, năm 1969, ở khu vực này vẫn chưa có nhiều nhà cửa được xây dựng, kể cả hai năm trước vẫn thế.

Rất nhiều ý kiến ​​cho rằng đây là cầu Đồng Nai chụp từ tỉnh lộ 16 nơi có doanh trại của Liên đoàn 3 Biệt Động Quân. Tuy nhiên, sau cùng, đây được khẳng định là ảnh chụp từ hướng cầu Sài Gòn, vì cầu Đồng Nai không nâng cao lên như vậy và hướng chụp là ở chợ Văn Thánh hướng về phía Biên Hòa.

Ảnh chụp trên đường Xa lộ Biên Hòa, xa trước là nhà máy nước Thủ Đức với điều hòa áp lực nước. Trên đường là hình ảnh của một chiếc xe đang trên đường di chuyển đến một đám tang.

Tiệm sửa xe bên đường trên Quốc lộ 1 được ghi lại vào năm 1969 và kế đó là hình ảnh của một chiếc xe Citroen Traction Avant dừng lại bên đường để sửa chữa. Mẫu xe này được sản xuất từ những năm 1934 – 1957.

Người ta vẫn hay gọi là những chiếc taxi con cóc – hình thức giao thông khá phổ biến ở Sài Gòn ngày trước, bởi thiết kế nhỏ nhỏ, thuộc dòng Renault 4CV do nhà sản xuất Renault của Pháp sản xuất từ ​​tháng 8 năm 1947 đến tháng 7 năm 1961. Mức tiêu thụ của dòng xe này rất lớn, đã hơn 1 triệu chiếc trong số đó được chế tạo.

Những chiếc xe trọng tải lớn đang di chuyển trên đường Xa lộ Biên Hòa – Xa lộ  Hà Nội ngày nay.

Nơi bán xăng ở địa phương, những xéc xăng lẻ được bán ra phục vụ cho những nhu cầu nhỏ ở ven đường quốc lộ 1.

Bãi rác – Nơi kiếm sống của nhiều dân cư ở đây.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong đợt gác trực dọc đường Quốc lộ 1, trên chiếc xe bọc thép.

Cậu bé đang cầm trong tay những chiếc bong bóng nhiều màu để bán kiếm kế mưu sinh. Cả một khung đường vốn buồn tẻ đã trở nên sinh động hơn, đây chính là những niềm vui nho nhỏ nơi ngoại ô buồn và hẻo lánh.

Chiếc xe lam chất đầy hàng hóa và chờ đầy người đang di chuyển chầm chậm trên đường ngoại ô Sài Gòn, xe chậm đến mức, một cậu bé đi xe đạp cũng có thể chạy vượt qua bọn họ.

Các công trình nằm giữa một khu dân cư trống ở vùng ngoại ô Sài Gòn. 

Hình ảnh ngọn Đồi USARV được phủ một tầng sương mù buổi sáng. 

Đường phố Sài Gòn

Đoạn đường Lũy Bán Bích vào năm 1969 được chụp từ trên không, hai bên đường vẫn còn thuộc vùng ngoại ô của Sài Gòn, chưa được xây dựng hay lên trục đường giao thông. Vẫn là một thôn nhỏ với những mái lá hai bên đường. 

Buổi chiều trên cầu Sài Gòn.

Một chút yên bình buổi sáng trên cánh đồng vùng ngoại ô Sài Gòn năm 1969. 

Hình ảnh trên không chụp Bộ Tổng Tham Mưu, ngày nay, khu vực này thuộc đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình. 

Một cái lò gạch cũ ở ngoại ô Sài Gòn – Mang tên là lò gạch Tân Vạn.