Nguồn gốc tên gọi và những hình ảnh đẹp của "Thủ Dầu Một - Bình Dương" ngày xưa _ Lối Cũ

Thủ Dầu Một trong thơ ca:

“    Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ bán ve,
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu...    ”
“    Thủ Dầu Một cảnh rất xinh thay,

Xứ tốt gỗ cây khéo thợ thầy.
Chánh bố công đường cao mát mẻ,
Phú Cường hội quán tiếng xưa nay.
Đờn bà nghĩa khí nhiều tay lịch,
Hương chứa thanh cần trữ dạ ngay.
Chùa miễu anh linh phong thủy đẹp,
Thanh tươi quả phẩm ít nơi tày.    ”

Một số bài hát liên quan đến Thủ Dầu Một như Thủ Dầu Một Yêu Thương (Huỳnh Nguyễn Công Bằng), Bình Dương Quê Em (Ngọc Kiều Anh), hay Sức Trẻ Thành phố Thủ Dầu Một (nhiều tác giả), v.v.

Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố Thủ (có nghĩa là giữDầu Một là tên đất, được cấu tạo theo cách Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng. Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn người ta quen gọi là Thủ Dầu Miệt, trong đó Thủ là “giữ”, còn “miệt” là vùng đất (giống như miệt xứ) nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời.

Thủ Dầu Một là một quận (huyện) nằm ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Trước đây, đây là một thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, nhưng sau đó được chuyển đổi thành quận để quản lý các khu vực nội thành và ngoại thành. Đô thị này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực.

Khu vực ngã 6 Thủ Dầu Một. Người chụp đang đứng ở vị trí nhà thờ Phú Cường. Ngoài cùng bên phải là đường Quang Trung. Kế đến chỗ cô gái áo dài đi xe đạp là đường Trần Hưng Đạo, qua bên trái là đường QL13 cũ (nay là CMT8). Người đi xe máy honda bên trái đang đi vào đường Yersin. Chỗ cây xăng hiện nay là công viên ngã 6, hay còn gọi là công viên Thủ Dầu Một ở ngay trước chùa bà Thiên Hậu. Ở ngoài cùng bên phải hình ngày này là tòa nhà Nguyễn Kim có cafe Highland ở tầng trệt.

Một phía của ngã 6 Thủ Dầu Một, chiếc xe jeep đang đi ra khỏi đường đường Quang Trung, bên phải hình là QL13 cũ (nay là CMT8). Tòa nhà trên dốc cao ngày nay vẫn còn, nằm phía sau điện máy Nguyễn Kim hiện nay. Ngoài cùng bên trái là đường Trần Hưng Đạo đi về phía chợ Phú Cường (chợ Thủ Dầu Một)

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Thủ Dầu Một:

Vị trí: Thủ Dầu Một nằm ở phía Nam của Tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km về phía Bắc. Với vị trí gần TP.HCM, đô thị này đã thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh tế: Thủ Dầu Một có vị trí địa lý đắc địa, giúp nó trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ. Các ngành công nghiệp chính tại đây bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất, công nghệ thông tin, dệt may, và nhiều ngành công nghiệp khác.

Giao thông: Thủ Dầu Một được kết nối tốt với các đô thị lớn như TP.HCM và các tỉnh lân cận thông qua các tuyến đường quan trọng và hệ thống giao thông công cộng. Điều này hỗ trợ giao thương, vận chuyển và thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và doanh nghiệp.

Du lịch: Mặc dù không phải là một điểm đến du lịch nổi tiếng, Thủ Dầu Một vẫn có một số điểm tham quan và di tích lịch sử đáng chú ý như chùa Bà, nhà thờ Cao Đài, và một số công viên và khu vui chơi giải trí.

Dân số: Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Thủ Dầu Một đã thu hút một số lượng lớn dân cư di cư từ các vùng lân cận và các tỉnh khác. Điều này đã làm tăng dân số đáng kể trong thời gian gần đây.

Như vậy, Thủ Dầu Một đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả khu vực Đông Nam Bộ và cả nước Việt Nam.

Ngay góc ngã 6 này là nhà thờ lớn nhất Bình Dương, đó là Nhà thờ chính toà Phú Cường:

Ở vị trí này, từ năm 1864 đã có ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng, đến năm 1897 thì được xây lại ngôi nhà thờ thứ 2. Đến năm 1941 thì xây lại ngôi thứ 3, chính là nhà thờ trong hình này. Sau gần 70 năm sử dụng, ngôi nhà thờ này đã chập hẹp và xuống cấp nên ngôi nhà thờ thứ 4 (là nhà thờ hiện nay) được xây dựng và khánh thành năm 2014.

𝙲á𝚌𝚑 𝙽𝚑à 𝚃𝚑ờ 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚡𝚊 𝚕à 𝚗𝚐ô𝚒 𝚌𝚑ù𝚊 𝚗ổ𝚒 𝚝𝚒ế𝚗𝚐 𝚌ủ𝚊 𝚖𝚒ề𝚗 𝙽𝚊𝚖, 𝚗ơ𝚒 𝚑à𝚗𝚑 𝚑ươ𝚗𝚐 𝚌ủ𝚊 𝚛ấ𝚝 𝚗𝚑𝚒ề𝚞 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚟à𝚘 𝚝𝚑á𝚗𝚐 𝙶𝚒ê𝚗𝚐 𝚑à𝚗𝚐 𝚗ă𝚖, đó 𝚕à 𝙲𝚑ù𝚊 𝙱à 𝚃𝚑𝚒ê𝚗 𝙷ậ𝚞, đượ𝚌 𝚡â𝚢 𝚍ự𝚗𝚐 𝚝ừ 𝚔𝚑𝚘ả𝚗𝚐 𝟷𝟶𝟶 𝚗ă𝚖 𝚝𝚛ướ𝚌.

Nhắc đến Thủ Dầu Một, không thể không nhắc đến ngôi chợ đã được xây dựng từ năm 1935, đến nay vẫn còn giữ được phần nào dấu tích cũ

𝙼ặ𝚝 𝚝𝚒ề𝚗 𝚌𝚑ợ 𝚌ó 𝚖ộ𝚝 𝚝𝚑á𝚙 đồ𝚗𝚐 𝚑ồ đế𝚗 𝚗𝚊𝚢 𝚟ẫ𝚗 𝚌ò𝚗. 𝙽𝚐ô𝚒 𝚌𝚑ợ 𝚑ướ𝚗𝚐 𝚛𝚊 𝚋ờ 𝚜ô𝚗𝚐 𝚂à𝚒 𝙶ò𝚗, 𝚕à 𝚌𝚘𝚗 𝚜ô𝚗𝚐 𝚛𝚊𝚗𝚑 𝚐𝚒ớ𝚒 𝚌ủ𝚊 𝚂à𝚒 𝙶ò𝚗/𝙶𝚒𝚊 Đị𝚗𝚑 𝚟à 𝚃𝚑ủ 𝙳ầ𝚞 𝙼ộ𝚝. Đườ𝚗𝚐 𝚍ọ𝚌 𝚋ờ 𝚜ô𝚗𝚐 𝚗à𝚢 đượ𝚌 𝚐ọ𝚒 𝚕à đườ𝚗𝚐 𝙱ạ𝚌𝚑 Đằ𝚗𝚐. 𝙽𝚐𝚊𝚢 𝚋ờ 𝚜ô𝚗𝚐 𝚌𝚑í𝚗𝚑 𝚍𝚒ệ𝚗 𝚌ó 𝚖ộ𝚝 𝚋ế𝚗 𝚝à𝚞 𝚋ê𝚗 𝚌ạ𝚗𝚑 𝚗𝚑à 𝚋á𝚝 𝚐𝚒á𝚌 𝚐ọ𝚒 𝚕à 𝚌𝚑ợ 𝚌á

Những dãy nhà thương mại 2 bên chợ:

Hình ảnh chợ Phú Cường thập niên 1960:

Bên trái là đường Đoàn Trần Nghiệp, bên phải là đường Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Khuôn viên trước chợ ngày nay mở thêm một dãy chợ. Người chụp hình đang đứng ở đường Ngô Tùng Châu – Lý Thường Kiệt. Phía sau lưng người chụp hình ngày nay là khu nhà lồng chợ.

Dãy nhà trước chợ, đường Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học)

Chính diện chợ Phú Cường

Ngôi nhà trong hình nay là tiệm vàng Kim Hoa ở góc đường Đoàn Trần Nghiệp - Lý Thường Kiệt

Phía sau lưng chợ, mặt giáp bờ sông

Một số hình ảnh ở bờ sông bến Bạch Đằng xưa:

Cách không xa chợ, trên đường Hùng Vương là Chùa Ông Ngựa thờ ngựa Xích Thố (ngày nay vẫn còn sau gần 90 năm)

 

Ở Phú Cường còn có một địa điểm nổi tiếng, đó là trường sĩ quan công binh trên đường Châu Văn Tiếp, thời Pháp là doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một thập niên 1920, ngày nay là trường sĩ quan Công Binh nằm trên đường Nguyễn Văn Tiết.

Doanh trại Vassoigne 100 năm trước

Trường sĩ quan công binh thời VNCH

Ngôi trường này nhìn ra sông Sài Gòn (cách không xa cầu Phú Cường đi qua phía Củ Chi)

Doanh trại Vassoigne thập niên 1920

Những dãy nhà kiên cố được xây theo kiến trúc Pháp của khu doanh trại vào thập niên 1920

Giờ thể dục của học sinh trường Thiếu Sinh Quân trong khu doanh trại

Ra khỏi trường Công Binh, đi về hướng Củ Chi qua cầu Phú Cường. Trước năm 1963, Củ Chi thuộc địa phận của tỉnh Bình Dương, trước khi tách ra để nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa. Tỉnh này chỉ tồn tại từ năm 1963 đến 1976.

Cầu Phú Cường, bên kia là địa phận Củ Chi

Một số hình ảnh khác của Thủ Dầu Một:

Thủ Dầu Một năm 1930

Đường nối Thủ Dầu Một đến Sài Gòn đi qua khu vực Lái Thiêu